Marketing
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Kỹ thuật
  • Khám phá tác dụng và tác hại của cà phê không phải ai cũng biết

Khám phá tác dụng và tác hại của cà phê không phải ai cũng biết

Cà phê là một thức uống phổ biến trên toàn cầu, là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của nhiều người, có thể tìm thấy ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên bên cạnh các tác dụng cho sức khỏe, việc tiêu thụ cà phê quá mức cũng có thể gây ra nhiều tác hại tiêu cực.

Mục lục

1. Tác dụng

2. Tác hại

3. Bí quyết sử dụng

Tác dụng

Cà phê có nhiều tác dụng có lợi đối với sức khỏe như tăng tỉnh táo, tư duy, giảm nguy cơ mắc bệnh, ngăn ngừa mất trí nhớ, cải thiện hiệu suất thể chất, hỗ trợ nhận thức, bảo vệ tim mạch, tăng cường trao đổi chất, bảo vệ não, giảm mệt mỏi.

Khám phá tác dụng và tác hại của cà phê không phải ai cũng biết

Những tác dụng cà phê có thể kể đến như:

Tăng tỉnh táo tư duy

Caffeine có trong cà phê có thể kích thích hệ thống thần kinh. Đặc biệt tăng sản xuất neurotransmitter như dopamine và norepinephrine góp phần làm tăng sự tỉnh táo, cải thiện khả năng tập trung và hoạt động tư duy trong công việc hằng ngày.

Giảm nguy cơ mắc ung thư

Một số nghiên cứu đã chỉ ra việc uống cà phê có thể giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng, gan, tuyến tiền liệt nam giới, nội mạc tử cung ở nữ. Caffeine và các chất chống oxy hóa trong cà phê có thể ngăn chặn sự phát triển tế bào ung thư.

Tăng cường trí nhớ

Caffeine kích thích hệ thống thần kinh trung ương, làm tăng sự tỉnh táo, tập trung, ghi nhớ thông tin. Uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ sa sút trí tuệ, các rối loạn nhớ, như bệnh Alzheimer và Parkinson, caffeine có thể ngăn chặn sự suy giảm chức năng não bộ cũng như bảo vệ tế bào não khỏi tổn thương.

Bảo vệ gan

Cà phê có thể giảm nguy cơ mắc bệnh xơ gan do rượu hoặc không vì rượu. Cà phê cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc viêm gan, bảo vệ gan khỏi tổn thương.

Tăng hiệu suất thể chất

Loại thức uống này giúp tăng cường hiệu suất thể chất, sức mạnh, cải thiện kết quả luyện tập. Nhờ kích thích hệ thống thần kinh, nó giúp tăng cường sự tỉnh táo và tập trung, làm giảm cảm giác mệt mỏi trong quá trình tập luyện.

Tăng cường đốt cháy chất béo

Caffeine có thể tăng cường quá trình đốt cháy chất béo, tăng trao đổi chất bằng cách kích thích hệ thống thần kinh, giúp tăng cường sản xuất axit béo từ mỡ trong tế bào, làm tăng tỷ lệ đốt cháy năng lượng, chuyển hóa.

Giảm mắc tiểu đường type 2

Uống cà phê đúng cách có thể làm giảm sự kháng insulin, cải thiện khả năng cơ thể sử dụng glucose, duy trì mức đường huyết ổn định, giảm nguy cơ mắc bệnh.

Bảo vệ tim mạch

Tiêu thụ cà phê điều độ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong thời gian dài. Caffeine giúp tăng cường quá trình co bóp, giãn nở mạch máu, giúp cải thiện lưu thông máu, cung cấp dưỡng chất cơ thể, giảm nguy cơ suy tim...

Giảm mệt mỏi tăng năng lượng

Adenosine là một chất dẫn truyền thần kinh có vai trò trong việc gây buồn ngủ và làm giảm sự tỉnh táo. Caffeine có thể ngăn chặn adenosine khỏi kết dính vào các receptor của nó, do đó làm tăng sự tỉnh táo và giảm cảm giác mệt mỏi.

Tác hại

Tiêu thụ cà phê quá nhiều rất dễ bị nghiện, gây vấn đề tiêu hóa, tác động đến tâm trạng, làm tăng cân, tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, mệt mỏi, đi tiểu nhiều.

Khám phá tác dụng và tác hại của cà phê không phải ai cũng biết

Các tác hại của cà phê bao gồm:

Gây nghiện

Tiêu thụ quá nhiều caffeine trong cà phê có thể gây gây nghiện. Khi cơ thể trở nên quá phụ thuộc caffeine, không còn nhận được lượng cần thiết, nó có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi, đau đầu, lo lắng, khó chịu, khó tập trung và thay đổi khẩu vị.

Vấn đề về tiêu hóa

Cà phê có thể gây ra vấn đề tiêu hóa như buồn nôn, nôn, tiêu chảy khi tiêu thụ lượng lớn do tác dụng kích thích của caffeine lên dạ dày, niêm mạc ruột non.

Tăng sự lo lắng

Caffeine có thể ảnh hưởng đến hormone, chức năng dẫn truyền thần kinh, cơ bắp, gây ra sự lo lắng căng thẳng, đặc biệt ở những người có các vấn đề sức khỏe.

Nhiều calo

Nếu bạn thưởng thức cà phê và pha chế nó với quá nhiều đường, sữa thì nó thường có chứa rất nhiều calo, làm tăng cân, gây khó khăn cho quá trình giảm cân.

Tăng huyết áp

Trong 1 vài trường hợp như người nhạy cảm, có tiền sử tăng huyết áp khi tiêu thụ ở liều lượng cao, cà phê sẽ gây sự co thắt các mạch máu, làm tăng huyết áp.

Nhịp tim nhanh

Caffeine có tác dụng kích thích hệ thống thần kinh, làm tăng nhịp tim và có thể gây ra các biến đổi trong nhịp tim, trong đó có rung tim nhĩ.

Mệt mỏi

Dù caffeine có thể cung cấp năng lượng, nhưng nó cũng có thể khiến cơ thể trở nên mệt mỏi khi tác dụng mất đi, đặc biệt là sau khi hiệu ứng kích thích đã qua.

Đi tiểu nhiều

Caffeine làm tăng sự kích thích bàng quang, việc tiểu tiện, tăng lượng nước tiểu được loại bỏ qua niệu quản, dẫn đến việc cảm thấy cần phải đi tiểu thường xuyên.

Bí quyết sử dụng

Để sử dụng cà phê an toàn, có lợi cho sức khỏe, không làm hại cơ thể cần chú ý đến liều lượng, thời gian sử dụng, theo dõi phản ứng, tìm hiểu nguồn gốc.

Khám phá tác dụng và tác hại của cà phê không phải ai cũng biết

Liều lượng

Dù là người nghiện, đam mê về loại thức uống này hãy cố gắng không vượt quá mức 400mg caffeine mỗi ngày, tương đương với khoảng 2-3 tách cà phê.

Thời gian

Thời gian lý tưởng nhất để thưởng thức cà phê là vào buổi sáng, sau khi thức dậy hoặc buổi trưa, khi cơ thể cần sự tỉnh táo để làm việc, học tập. Hạn chế hoặc tránh uống cà phê đặc biệt vào buổi tối, sau 19 giờ để có giấc ngủ ngon, sâu.

Phản ứng

Mỗi người có cơ địa và cơ động khác nhau đối với cà phê. Hãy quan sát cách cơ thể bạn phản ứng sau khi uống cà phê và điều chỉnh lượng tiêu thụ nếu cần.

Uống nước

Đảm bảo bạn duy trì lượng nước cơ thể cân đối bằng cách uống đủ nước trong ngày. Caffeine có thể làm mất nước, vì vậy hãy thêm nước vào chế độ dinh dưỡng.

Nguồn gốc

Đảm bảo lựa chọn các sản phẩm cà phê uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Bạn có thể tự rang xay tại nhà hoặc mang đến các đơn vị cơ sở rang gia công cà phê đáng tin cậy nhằm đảm bảo chất lượng của mỗi tách mình thưởng thức.

Những câu hỏi thường gặp

1. Bà bầu uống cà phê được không?

Câu trả lời là có, bà bầu vẫn có thể uống cà phê được với 1 liều lượng vừa phải, tốt và an toàn nhất chỉ khoảng tầm 1 ly cà phê/ngày. Trong quá trình uống cà phê, mẹ bầu nên chú ý đến hàm lượng caffeine, bởi không chỉ có trong loại thức uống này, caffeine còn xuất hiện ở các loại thực phẩm khác: trà xanh, sô cô la..

2. Mẹ bầu uống cà phê con đẻ ra đen thui?

Chưa có bằng chứng nào cho việc mẹ bầu uống cà phê con đẻ ra sẽ đen như cà phê như trong dân gian vẫn truyền tai nhau. Thực thế, con đen hay không còn tùy các yếu tố di truyền từ cả 2 gia đình, không phụ thuộc vào mẹ uống cà phê.