Nhiều ý kiến cho rằng nuôi chim yến để khai thác tổ là một việc làm tàn bạo vì con người phá hoại nhà ở của những chú chim non? Vậy thực hư nghề nuôi yến có thất đức không?
Với thu nhập khủng từ nghề nuôi chim yến để khai thác tổ, ngày càng có nhiều người đầu tư vào nghề này để làm giàu nhanh chóng. Tuy nhiên, bên cạnh đó những lợi ích tuyệt vời về kinh tế, cũng có rất nhiều ý kiến trái chiều tranh cãi cho rằng nuôi chim yến là một nghề ác độc. Vậy sự thật thì nghề nuôi yến có thất đức không? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết về câu hỏi trên. Cùng tham khảo bạn nhé.
Nếu bạn đã đọc qua câu truyện cuộc đời đau thương của chim yến nói đến sự chung thủy của loài chim cũng như đau thương khi người dân khai thác yến sào, ắt hẳn bạn thật sự cho rằng, nuôi chim yến là nghề độc ác. Tuy nhiên trên thực tế, việc khai thác tổ yến không thực sự ác độc như truyện bởi vì lý do sau:
Trong trường hợp việc hái nhầm tổ yến sắp đẻ chỉ là một sự nhầm lẫn ngay cả chủ nuôi không mong muốn. Tuy nhiên đều đó cũng không đến mức mà chim yến bị lấy mất tổ sẽ lao đầu xuống vách núi tự sát được. Bởi nếu lỡ khai thác nhầm tổ, chim mái chuẩn bị đẻ sẽ bay qua tổ của các cặp chim khác. Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng, yến huyết là do kẻ ác lấy tổ và ép chim trống ho ra máu để tạo giá trị. Tuy nhiên thực chất, yến huyết là một phản ứng hóa học, yến màu đỏ không phải là màu của máu, vì nếu là màu máu thì chỉ trong một thời gian ngắn gặp oxy ngay lập tức nó sẽ chuyển sang màu đen.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, chim yến sẽ sử dụng nước bọt của chúng để đánh dấu chủ quyền đất và xây tổ. Nếu như bạn thu hoạch tổ yến đó, chim yến sẽ tiếp tục làm tổ trên vị trí đó và chim non sẽ nằm xuống tổ yến mới xây. Do đó, thực tế thì việc khai thác tổ yến không hề ảnh hưởng đến cuộc sống của nó.
Bên cạnh đó, trong quá trình chi chim yến làm tổ, nếu không thu hoạch những tổ cũ thì chim non khi trưởng thành sẽ không có nhiều không gian và diện tích để xây tổ mới. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển và sinh sản của đàn chim. Nếu như, đây là một nghề thất đức, ác độc thì dĩ nhiên đến nay, chim yến cũng không thể tồn tại và ngày càng tăng với số lượng nhiều đến nnư vậy.
Nghề nuôi chim yến ác độc chỉ khi nhiều người không biết cách khai tác tổ đúng cách nên năng suất tổ yến bị giảm sút và ảnh hưởng đến đàn chim trong nhà. Dưới đây là một số lưu ý khi khai thác yến sào.
Việc lựa chọn sai thời điểm để thu hoạch tổ yến có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chim yến cũng như trứng nở thành chim non. Thực tế thì nên thu hoạch sau khi chim non đã bay đi được bởi lúc này số lượng tổ thu sẽ tăng lên. Mặc dù có thể mất nhiều thời gian để làm sạch tổ và giảm giá trị dinh dưỡng do lông và phân chim bám bụi, nhưng nó sẽ không hề gây ảnh hưởng đến đàn chim trong nhà.
Nếu nhà nuôi chim yến của bạn sử dụng đúng kỹ thuật thì trong vòng một năm có thể cho thu hoạch khoảng 4 lần trong 2 trường hợp là khi số lượng chim yến trong nhà đã tăng quá nhiều, không còn khả năng tăng đàn hoặc trường hợp nhà yến mới xây và muốn nâng thêm số lượng đàn chim
Để tránh tác động đến đàn chim, không làm cho chim yến sợ hãi thì thời gian tốt nhất để bạn vào nhà thu hoạch và khoảng từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều, đây là lúc mà chim yến đã ra ngoài kiếm ăn. Đây cũng là lúc để bạn vào kiểm tra kỹ lưỡng nhà yến, bảo đảm loại bỏ những nguy cơ gây hại đối với đàn chim.
Nhằm giúp tổ yến giữ được nguyên vẹn, không bị đứt vỡ khi lấy tổ thì bạn nên xịt nước xung quanh nơi gần tổ yến. Sau đó dùng dao mỏng để nạo sợi yến. Bạn cũng nên đảm bảo chú ý khoảng cách giữa các tổ bằng nhau để chim yến khi về nhà không bị bất ngờ, hoang mang giúp chúng xây lại tổ hiệu quả hơn.
Như vậy, sau khi đọc xong thông tin được chia sẻ ở trên, chắc hẳn bạn đã tự có câu trả lời cho câu hỏi “nghề nuôi yến có thất đức không”. Kết luận rằng, nuôi yến là công việc tốt, nó vừa giúp bảo vệ đàn chim quý này lại tạo thu nhập cao cho người dân. Không có lý nào mà bạn lại không đầu tư đúng không nào.