Marketing
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Chia sẻ
  • Vấn đề giữa siêu thị và hệ thống bán xe đẩy hàng rong

Vấn đề giữa siêu thị và hệ thống bán xe đẩy hàng rong

Từ khi người dân Việt Nam đang bắt đầu có thói quên di chợ trên những chiếc xe đẩy hàng trong siệu thị thì những khu vực xe đẩy hàng rong chuyên đi bán hàng đang ngày càng một ế đi và có thể phải thay kế bằng một hình thức kinh doanh khác.

Xe đẩy hàng công nghiệp

 

 

Trước đây, với thói quen đi chợ của các bà mẹ là tìm tới nhưng khu chợ, những chiếc xe đẩy hàng rong để mặc cả và mua hàng. Nhưng từ khi những siêu thị lớn nhỏ mọc lên với những mặt hàng rẻ hơn thì nhiều người có thói quen đi chợ với những chiếc xe đẩy hàng rong.

Bài toán nào đặt ra cho các doanh nghiệp và hơn 2 triệu lao động trong hệ thống phân phối nội địa gồm các chủ cửa hàng bán lẻ, những người hàng rong, buôn thúng bán bưng?

Làn sóng mới

Người Việt Nam bắt đầu đón nhận xe đẩy hàng siêu thị từ năm 1995, thời điểm ra đời của một siêu thị nhỏ ở TP. HCM. 3 năm sau, siêu thị kiểu phương Tây đầu tiên - Big C mới mở cửa tại Đồng Nai. Lúc đó, trong nhận thức của người dân Việt Nam vốn quen chắt bóp, đi siêu thị vẫn là một khái niệm xa xỉ. Họ đã quen với kiểu mua hàng quen thuộc là hàng rong hoặc xách giỏ ra chợ lựa chọn, mặc cả cả buổi.

Tuy nhiên, với gần 90 triệu dân số trẻ, tốc độ kinh tế tăng trưởng cao, theo công bố của hãng tư vấn Mỹ AT Kearney  năm 2008 Việt Nam là thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới. Kéo theo đó hệ thống siêu thị phát triển chóng mặt, năm 2007 Việt Nam đã có ít nhất 140 siêu thị/đại siêu thị; 20 trung tâm thương mại và gần 1 triệu mét vuông mặt bằng kinh doanh bán lẻ.

Năm 2008 là năm bùng nổ các nhà đầu bán lẻ nước ngoài, hàng trăm dự án của các tập đoàn phân phối từ Mỹ, châu Âu, châu Á đồng loạt đổ bộ vào Việt Nam. Trong đó phải kể đến các tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới như Wal-Mart (Mỹ), Carefour (Pháp), Tesco (Anh), Metro Cash & Carry (Đức), Bourbon (Pháp và các tập đoàn bán lẻ hàng đầu châu Á như: Dairy Farm (Hồng Kông), South Asia Investment Pte (Singapore), Parkson (Malaysia), Zen Plaza (Nhật Bản), Diamond Plaza (Hàn Quốc). Gần đây nhất, 18 Cty thực phẩm lớn của Singapore như Caravana, Ten&Han, Apexpal, Bakezin cũng tìm đến Việt Nam Việt Nam với kế hoạch mở các siêu thị thực phẩm tiện dụng và cung cấp thực phẩm cho hệ thống siêu thị G7 mark.

Theo ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam thì nghiên cứu ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM cho thấy kênh phân phối từ hệ thống siêu thị đã tăng từ 18% trong năm 2004 lên 23% năm 2005 và hiện nay dự đoán khoảng hơn 40%. Kênh phân phối truyền thống (chợ, cửa hàng, người bán dạo...) đang giảm xuống đáng kể. Xu hướng tiêu dùng hiện đại thể hiện rõ nhất ở khu vực miền Nam với 63,7% người tiêu dùng chọn kênh phân phối siêu thị. Theo ông Ruệ, với tốc độ phát triển như hiện tại, nếu các nhà bán lẻ trong nước không liên kết lại, xây dựng được chiến lược cạnh tranh hợp lí thì việc phân phối hàng hoá nội địa ở các đô thị rơi vào tay các tập đoàn nước ngoài không phải là điều khó hiểu. Hiện tại, tỉ lệ doanh thu của các siêu thị nội chiếm chưa tới 10% hệ thống phân phối siêu thị.

Hàng nội cũng gặp khó

Theo xếp loại của hãng tư vấn thị trường toàn cầu Mỹ AT Kearney, những nắm gần đây Việt Nam liên tục đứng top đầu về sự hấp dẫn của thị trường bán lẻ: Năm 2005 xếp thứ 8; 2006 xếp thứ 3; 2007 xếp thứ 4; 2008 xếp thứ 1.

Ông Hồ Hữu Lân, Phó TGĐ quản lí chất lượng Tập đoàn Mai Linh, người nhiều năm nghiên cứu trong lĩnh vực thương hiệu - thị trường hiểu khá rõ những thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Theo ông điều đáng lo ngại là không chỉ dịch vụ phân phối mà các mặt hàng sản xuất trong nước cũng bị lép vế, các thương hiệu nước ngoài sẽ tràn ngập các siêu thị. Theo một nghiên cứu xã hội học, có đến 72% số người đến siêu thị sẵn sàng móc túi để trang bị cho bản thân và gia đình những sản phẩm đắt tiền, và thương hiệu sản phẩm chính là điều đầu tiên họ nghĩ đến khi bước chân vào siêu thị.

Theo kinh nghiệm "xương máu" từ nhiều nước đi trước, đây là thời điểm nhạy cảm đối với các doanh nghiệp. Nhiều nhà sản xuất thậm chí đã tạo được thương hiệu cũng phải gục ngã sau khi thị trường bán lẻ mở cửa, bởi không có sự thích ứng linh hoạt với sự biến đổi của hệ thống phân phối mới.

Nhiều thương hiệu cậy mình vốn có chỗ đứng lâu năm trên thị trường, nên khi các doanh nghiệp nước ngoài xâm nhập vào thị trường nên vẫn "bình chân như vại". Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam trước hết với chiến lược PR, marketing, quảng cáo, khuyến mãi rầm rộ. Thời đại bùng nổ thông tin, doanh nghiệp nào chiếm lĩnh được thông tin đến với khách hàng doanh nghiệp đó chiến thắng. Hơn nữa, dân số Việt Nam trẻ, người tiêu dùng luôn có xu hướng thử nghiệm những cái mới nhưng được nghe nói đến nhiều.

Đặc biệt, nhiều sản phẩm Việt Nam đang mắc phải căn bệnh mà giới kinh tế gọi là "đông cứng hoá thương hiệu", tức là doanh nghiệp đã tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ hoàn hảo với ý tưởng sáng tạo độc đáo và có lợi thế về truyền thống lâu dài. Và khi đánh giá chất lượng sản phẩm của mình, họ vô tư yên tâm rằng người tiêu dùng và thị trường sẽ phải biết đến nó. Đó là một sai lầm chết người làm một thương hiệu nổi tiếng bỗng dưng biến mất trong cuộc cạnh tranh mới. Điều này đáng cảnh báo các doanh nghiệp Việt Nam trong thời điểm hiện tại.

Tại các siêu thị, hàng ngoại đang lấn át hàng nội, thể hiện rõ nhất ở các mặt hàng như mỹ phẩm, thiết bị điện tử dân dụng, thực phẩm, đồ ăn nhanh. Ngay cả trong lĩnh vực dệt may trước đây chúng ta tự tin thống lĩnh do lợi thế giá rẻ, mà không để ý rằng trong số gần 500.000 doanh nghiệp sản xuất hàng may trên thế giới có khả năng cạnh tranh với Việt Nam thì hơn 1/2 trong số đó có giá rất rẻ đến từ Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Nam Mỹ... chứ không chỉ là Trung Quốc.

Buôn thúng bán bưng về đâu?

Khi Hà Nội và TP. HCM thực hiện cấm bán hàng rong trên các tuyến phố chính, nhiều người đã đặt câu hỏi là những người buôn thúng bán bưng sẽ đi đâu, làm gì? Khi mở cửa thị trường bán lẻ, câu hỏi đó thực sự trở nên "vĩ mô" hơn. Hiện tại, vẫn chưa có câu trả lời xác đáng cho hơn hai triệu người kiếm sống bằng cách bán hàng truyền thống, trong đó một nửa là những người buôn thúng bán bưng.

Năm 2009 hứa hẹn sự bùng nổ trong xu thế "siêu thị hoá" tiêu dùng, mâu thuẫn giữa hàng rong, chợ truyền thống với siêu thị và cửa hàng tiện ích sẽ ngã ngũ. Và phần thắng chắc chắn không thuộc về hàng rong, tạp hoá, chợ cóc... Lúc đó, một bài toán xã hội đặt ra đòi hỏi các cơ quan quản lý phải có biện pháp ổn định một lực lượng lao động dôi dư không nhỏ?