399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Mục lục
Quy trình sản xuất cao su kỹ thuật được thực hiện qua nhiều bước từ thu thập nguyên liệu, xử lý, pha trộn, lưu huỳnh hóa, tráng, ép và sấy, kiểm tra chất lượng.
Bắt đầu từ việc thu thập mủ từ cây cao su bằng cách cạo, tạo vết cắt trên thân cây.
Mủ cao su sẽ được mang đi xử lý để loại bỏ tạp chất, tăng tính đồng nhất của nó bằng nhiều phương pháp như chưng cất, kết tủa, lọc, xử lý hóa học.
Cao su được làm sạch để loại bỏ các tạp chất còn sót lại, sau đó chúng mang đi xay nhỏ thành bột để tiện lợi trong các bước sản xuất tiếp theo.
Bột cao su có thể được trộn với các chất phụ gia như chất màu, chất chống oxy hóa, chất gia cường để tạo ra hỗn hợp cao su kỹ thuật có các đặc tính mong muốn. Sau đó, hỗn hợp này được xào nóng để hòa tan thành phần, đảm bảo đồng nhất.
Cao su được đặt trong khuôn và chịu sự tác động của nhiệt độ, áp suất, cùng với việc thêm các hợp chất vulcanizing agent như lưu huỳnh hoặc peroxit tạo ra mạng lưới liên kết chéo giữa chuỗi cao su, cải thiện tính đàn hồi, độ bền, chịu nhiệt.
Sau khi xử lý, cao su sẽ mang đi tráng để làm mềm và tạo độ dẻo. Quá trình tráng gồm trộn cao su với hợp chất như chất nhựa và làm mềm nhằm đảm bảo rằng chúng đạt được tính chất mong muốn, phù hợp với ứng dụng cụ thể. Có 2 phương pháp chính để tráng cao su là tráng hơi và tráng dung môi.
Ở bước này, sản phẩm có thể được ép, cắt, gia công, sấy theo yêu cầu về kỹ thuật, kích thước, hình dạng từ phía khách hàng trước khi đóng gói, vận chuyển.
Sản phẩm cao su kỹ thuật sẽ được mang đi kiểm tra để đảm bảo nó đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, yêu cầu về tính chất cơ lý, hiệu suất, sau đó mang đóng gói.
Lưu ý: Quy trình sản xuất cao su kỹ thuật có thể biến đổi tùy loại cao su và ứng dụng cụ thể. Mỗi công ty sản xuất cao su cung cấp quy trình thực hiện khác nhau.
Các sản phẩm cao su kỹ thuật thường có tính đàn hồi cao, bền bỉ, khả năng chịu nhiệt, cách điện, chịu lực, linh hoạt… sau khi trải qua quá trình sản xuất phức tạp.
Chúng có đặc tính đàn hồi, co dãn tốt, dễ dàng phục hồi, co bóp lại về hình dạng, kích thước ban đầu sau khi chịu lực tác động mạnh mẽ từ ngoại lực.
Cấu trúc phân tử cao su kỹ thuật được thiết kế để tạo ra mạng lưới liên kết chéo giữa các chuỗi phân tử, tạo nên một cấu trúc mạnh mẽ tăng cường sự bền bỉ.
Chúng có khả năng chịu được hóa chất, nhiệt độ cao mà không bị phân hủy hoặc mất tính chất cơ học đặc biệt khi gia công với chất phụ gia tăng cường tính năng.
Vật liệu này có thể cách điện chống dòng điện truyền qua nó hoặc cách nhiệt tốt giữ cho nhiệt độ ổn định khỏi sự truyền nhiệt hoặc tiếp xúc với nhiệt độ cao.
Nó được thiết kế, tinh chỉnh với nhiều hình dạng, kích thước, tính chất từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với yêu cầu cụ thể của sản phẩm, ứng dụng đặc biệt. Các sản phẩm tiêu biểu như: lốp xe, ống cao su, găng tay y tế, phớt, giảm chấn, dây đai cao su, quần áo bảo hộ, đệm chống sốc, đồ chơi dành cho trẻ em…
Cao su kỹ thuật có đặc tính linh hoạt, được phân loại theo nhiều nhóm như nguồn gốc hình thành, hình dáng, kích thước, chức năng phù hợp mục đích khác nhau.
Cao su tự nhiên: Sản xuất từ cao su thiên nhiên, được trích xuất từ cây cao su.
Cao su nhân tạo (cao su tổng hợp): Bổ sung thêm chất phụ gia để cải thiện tính năng, có thể có lượng nhỏ cao su thiên nhiên hoặc hoàn toàn từ nguồn tổng hợp.
Dạng tấm/thảm được dùng cho ứng dụng đòi hỏi bề mặt phẳng/vị trí cố định.
Dạng vòng tròn: Phù hợp nhu cầu cần đòi hỏi định hình tròn như phớt, ống dẫn.
Kích thước của cao su kỹ thuật đa dạng, thích hợp từ hộ gia đình đến công nghiệp.
Làm kín nước: đảm bảo không gian nước không rò rỉ như trong thủy điện.
Chịu dầu: dùng trong môi trường làm việc chứa dầu hoặc chất lỏng mỡ.
Chịu nhiệt: chịu nhiệt độ cao, thích hợp nơi đòi hỏi điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt.
Giảm tiếng ồn: cách âm, giảm tiếng ồn trong thiết bị, hệ thống máy móc.
Chống rung: giúp giảm rung động giúp tăng tuổi thọ, hiệu suất làm việc.
Chống bụi: chống lại sự xâm nhập bụi, tạp chất vào trong.